Tìm hiểu 5 cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch 

Cho đến nay, một số cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch vẫn được nhiều người áp dụng chữa bệnh. Bởi nguyên liệu dễ tìm cũng như cách thực hiện đơn giản, có thể trị bệnh tại nhà. Vậy những dược liệu nào được dùng phổ biến? Hiệu quả của chúng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

MỤC LỤC

5 cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay có rất nhiều cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch với mức độ hiệu quả khác nhau. Sau đâu là 5 cây thuốc tốt nhất do Đông Y An Đông tổng hợp.

Rau má chữa suy giãn tĩnh mạch

Không chỉ để nấu canh, rau má còn có tác dụng chữa bệnh, trong đó gồm cả suy giãn tĩnh mạch. Theo Y học cổ truyền, loài thực vật này vị ngọt tính bình, thanh nhiệt dưỡng âm. Trong rau má chứa vitamin, saponin cùng các nguyên tố vi lượng, giúp cải thiện vi tuần hoàn ở tĩnh mạch, mao mạch, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. 

Rau má chữa suy giãn tĩnh mạch
Rau má chữa suy giãn tĩnh mạch

Để chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má, bạn có thể ăn sống, chế biến thành món canh, món luộc. Bên cạnh đó, nước rau má nguyên chất cũng có thể dùng để trị bệnh. 

Rau má là một trong những loại cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch phổ biến. Tuy nhiên, một số đối tượng nên hạn chế dùng rau má như: phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú; bệnh nhân mắc tiểu đường, gan; người có hệ tiêu hóa kém… Mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 40g rau má. 

Cúc vạn thọ chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Cúc vạn thọ là một trong những cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Nhờ chứa lượng lớn các chất flavonoid và vitamin C, dược liệu này có khả năng tuần hoàn máu, thích hợp cho bệnh nhân  mắc bệnh.  

Cúc vạn thọ chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà
Cúc vạn thọ chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng cúc vạn thọ rất đơn giản. Bạn chỉ cần đun hoa rồi lấy vải đã thấm nước đắp lên chỗ sưng 5 phút. Ngoài ra, trà hoa cúc tươi cũng khả năng cải thiện tình trạng bệnh. 

Cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch bằng nha đam 

Với hàm lượng lớn hợp chất gồm glucomannan, axit gibberellic và axit salicylic, nha đam có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Qua đó, đẩy lùi triệu chứng đau nhức, sưng đỏ thường thấy ờ người bị suy giảm tĩnh mạch. 

Thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng nha đam
Thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng nha đam

Cách thực hiện: Rửa sạch phần keo của lá nha đam. Sau đó, bôi lên khu vực sưng trong vòng 20 phút. Để tăng hiệu quả, người bệnh nên tiến hành bài thuốc 2 lần mỗi ngày. 

Trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng tỏi

Tỏi là thảo dược với công dụng loại bỏ những chất độc hại trong mạch máu đồng thời cải thiện lưu thông máu. Do đó, người bệnh có thể dùng tỏi để như một bài thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch. 

Trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng tỏi
Trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Thái mỏng khoảng 5 tép tỏi rồi cho vào một chai thủy tinh sạch. 
  • Vắt 1 – 2 quả cam lấy nước và đổ vào chai. 
  • Cho thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, trộn đều. 
  • Sau 12 tiếng, hỗn hợp có thể được dùng để thoa lên vùng da bị đau. 

Diếp cá chữa suy giãn tĩnh mạch

Theo Đông Y, rau diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Thảo dược này có thể chữa một số bệnh, gồm cả suy giãn tĩnh mạch bởi chứa nhiều hoạt chất Flavonoid. Nhờ hoạt chất này, sức bền của thành mạch được nâng cao. Cùng với đó, giảm áp lực lên động mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn. 

Diếp cá chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà
Diếp cá chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Bài thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch từ diếp cá gồm các bước thực hiện: 

  • Xay 125g diếp cá đã rửa sạch với 500ml nước
  • Lọc qua rây để lấy nước rau diếp cá

Nước rau diếp cá có vị chua cùng mùi hơi tanh nên rất khó uống. Do đó, người dùng có thể thêm 1 muỗng cà phê đường để phù hợp với khẩu vị. Mỗi ngày chỉ cần uống 500 – 700ml sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

Thuốc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch 

Bên cạnh dùng cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch, dân gian từ lâu cũng xem việc ngâm chân là một trong những cách giúp lưu thông máu trong, cải thiện nội tiết,… Đa số bệnh nhân thường dùng nước nóng để ngâm chân. Vậy người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?

Ngâm chân trong nước nóng chỉ giải quyết cơn đau tạm thời. Không những vậy, nước quá nóng cũng khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng hơn và làm tốc độ giãn của mạch máu nhanh hơn. 

Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch

Theo đó, nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân nên ngâm chân trong nước lạnh với nhiệt độ từ 10 – 20 độ C. Trong quá trình ngâm, có thể kết hợp mát xa nhẹ hoặc dậm chân tại chỗ. Hành động này giúp huyết quản co lại, các cơ quan trong cơ thể hoạt động tích cực hơn bởi sự điều tiết của chất dịch thần kinh. 

Dù có thể đẩy lùi cơn đau nhưng bệnh nhân không nên lạm dụng việc ngâm chân quá thường xuyên. Vì chân là bộ phận xa trung tâm nhất trên cơ thể nên lớp mỡ ở chân không đủ để giữ nhiệt. Thế nên ngâm chân trong nước lạnh quá lâu sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch

Để phát huy công dụng của các bài thuốc kể trên, người bệnh cần lưu ý: 

Lưu ý khi chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng thuốc Nam
Lưu ý khi chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà bằng thuốc Nam
  • Thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không trừ tận gốc bệnh.
  • Tùy vào cơ địa cùng mức độ bệnh của từng người mà thuốc sẽ mang đến hiệu quả khác nhau. 
  • Không nên tự ý điều trị khi chưa qua thăm khám hoặc có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể để lại những hậu quả xấu đối với cơ người bệnh.
  • Song song với sử dụng cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch, người bệnh cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn và kiêng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn. Không ngồi hoặc nằm quá lâu tại một vị trí để tránh bệnh diễn biến nặng hơn. 

Bài viết trên đây đã phần nào cung cấp thông tin về những cây thuốc Nam chữa suy giãn tĩnh mạch phổ biến và hiệu quả. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *